Làm hàm răng giả tháo lắp – TS BS Lê Tấn Hùng

690

Làm hàm răng giả tháo lắp

Hàm răng giả tháo lắp là gì?

Đây là 1 trong những phương pháp phục hình răng hư tổn, hoặc bị mất trong nghành Răng-Hàm-Mặt. Hàm giả tháo lắp được làm bằng nhựa hoặc nhựa kim loại được gắn vào thay thế cho răng bị mất. Hàm giả tháo lắp có thể tháo ra lắp vào để vệ sinh, phương pháp này với ưu điểm nhất định thích hợp cho người già không còn răng.tháo ra lắp vào để vệ sinh, phương pháp này với ưu điểm nhất định thích hợp cho người già không còn răng.

Ưu điểm của hàm tháo lắp là gì?

– Hàm tháo lắp có giá thành thấp hơn so với hàm giả cố định và các phương pháp phục hình răng khác như cấy ghép implant.
– Hàm răng giả tháo lắp được làm bằng titan, sứ hay nhựa nha khoa rất lành tính, an toàn với cơ thể: không gây kích ứng nướu, không gây ra phản ứng phụ với cơ thể.
– Cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, tăng sức ăn nhai, giúp ăn ngon miệng hơn; đặc biệt tăng khả năng phát âm của người bệnh.
– Tháo ra lắp vào dễ dàng nên người sử dụng hoàn toàn có thể chủ động trong ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc sẽ mắc phải các bệnh răng miệng sau khi phục hình vì sau khi ăn có thể tháo ra để vệ sinh hàm, lấy sạch được vụn thức ăn và không gây trở ngại.
– Thời gian làm hàm giả nhanh và nó tồn tại được rất lâu, đặc biệt là hàm giả tháo lắp được vít trên Implant hoặc trên khung kim loại. Chính vì lẽ đó, nhiều người không có đủ điều kiện có thể sử dụng được loại hàm này.

Tuy nhiên, răng giả tháo lắp cũng tồn tại nhiều nhược điểm:

– Phải mất thời gian để thích nghi với hàm giả.
– Ăn nhai sẽ không thoải mái vì hàm giả có thể bị lỏng lẻo.
– Dễ gây hôi miệng, phải thường xuyên tháo ra vệ sinh, ngâm nước muối.

Trường hợp phù hợp để làm hàm tháo lắp?

Các chuyên gia khuyên khi bạn mất nhiều răng hoặc toàn hàm thì việc khôi phục lại bằng cầu răng là điều khó thực hiện, khi đó hàm tháo lắp là sự lựa chọn tối ưu.

  1. Được chỉ định cho bệnh nhân mất răng xen kẽ với những khoảng cách quá dài không thể làm phục hình cố định.
  2. Mất răng một bên khung hàm.
  3. Mất nhiều răng nhưng không muốn mài răng hay cấy ghép implant.
  4. Mất hầu hết hoặc toàn bộ các răng.

Quy trình điều trị và làm hàm tháo lắp:

1. Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ khám và kiểm tra một cách tổng quát tình trạng răng, nướu, và sức khỏe của bệnh nhân, chụp X – quang để kiểm tra mật độ và chiều cao của xương hàm, sau đó sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về những ưu nhược điểm của hàm tháo lắp.

2. Lấy dấu và tạo hàm giả

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm, đo đạc khung hàm, kích thước chỗ trống của răng rồi gửi sang kỹ thuật viên Labo để chế tạo hàm giả phù hợp.

3. Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng của bạn trước khi tiến hành lắp hàm giả để đảm bảo hàm được lắp vào một môi trường hoàn toàn sạch khuẩn.

4. Lắp hàm giả và hướng dẫn sử dụng hàm

Cuối cùng, hàm giả được gắn thử vào khoang miệng để kiểm tra độ phù hợp, chỉnh sửa và bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng hàm.

Chi phí điều trị làm hàm tháo lắp giá bao nhiêu tiền?

Chi phí phục hình răng giả tháo lắp còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn và số lượng răng đã mất mà có mức khác nhau. Để biết chính xác tình trạng của mình, bạn hãy đến phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ khám, chuẩn đoán sau đó sẽ cho biết chính xác mức giá là bao nhiêu..

5 điều cần lưu ý trong khi sử dụng hàm tháo lắp

– Trường hợp khi có 1 hay nhiều răng phải nhổ hoặc tự rụng thì bạn có thể thêm răng mới trên nền hàm nhựa đang sử dụng.
– Sau mỗi bữa ăn, bạn nên tháo hàm ra vệ sinh răng nhẹ nhàng, đúng cách giống như răng thật bằng bàn chải để tránh các bệnh răng miệng có thể xảy ra.
– Tránh đánh rơi, tì vật nặng hoặc để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Bạn nên nhẹ nhàng khi cất giữ và bảo quản.
– Để bảo quản hàm giả tốt nhất thì trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm hàm giả vào nước hoặc nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%.
– Sau 2 – 3 năm, hàm giả có thể bị lỏng do hàm bị tiêu hoặc các móc răng bị lỏng lẻo hay do hàm bị gãy vỡ, tì đè,… Nếu gặp phải tình trạng này thì người bệnh có thể mang hàm đang sử dụng quay lại phòng khám để khắc phục.