Trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ
Trám răng là một giải pháp thẩm mỹ trong điều trị nha khoa phổ biến hiện nay cho những ai bị hư tổn về răng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó và cả hiệu quả của phương pháp này.
Trám răng giúp khôi phục là hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu nhân tạo. Trám răng được chia làm hai loại là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa. Trám răng điều trị là khi bạn có vấn đề về răng như sâu răng hoặc chấn thương, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hiện tại, mức độ vững chắc của răng còn lại mà bác sĩ sẽ quyết định trám răng hay không?
Trám răng là một giải pháp thẩm mỹ trong điều trị nha khoa phổ biến hiện nay.
Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn tình trạng xâm lấn của vi khuẩn, cũng như ngăn chặn quá trình lên men tạo axit gây phá hủy men răng.
Các trường hợp nên trám răng:
Sâu răng, mòn cổ răng, viêm tủy: Do thức ăn nhét kẽ răng hoặc vệ sinh răng không đúng cách…khiến răng bị sâu và vùng men ở cổ răng bị bào mỏng, lộ lớp ngà gây đau nhức, khó chịu và ê buốt. Vì vậy cần được trám lại để tránh tình trạng sâu lớn phải lấy tuỷ, cũng như là bảo vệ lớp ngà cho răng.
Trước và sau khi trám răng
Chấn thương: Do tai nạn khiến răng bị bể, mẻ hay răng không còn ở trạng thái như lúc đầu. Vì vậy, cần được trám lại để tái tạo, phục hồi lại hình dáng thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho răng.
Thẩm mỹ: Do vết trám cũ bị ngả màu răng, hoặc thay miếng Amalgam (màu xám bạc) thành miếng trám Composite (màu trắng)…Làm cho răng đẹp và thật hơn.
Trám răng có 2 kỹ thuật chính:
– Trám răng trực tiếp: Bác sĩ nha khoa khám trực tiếp trên miệng khách hàng.
– Trám răng gián tiếp: Bác sĩ nha khoa tạo xoang trám rồi lấy dấu, sau đó đúc miếng trám ở bên ngoài miệng rồi gắn trở lại răng. Kỹ thuật này con gọi là inlay hoặc onlay.
Trước khi trám răng, bạn cần lưu ý các điều sau:
– Đánh răng, súc miệng thật sạch.
– Khi bác sĩ nha khoa đang tiến hành trám răng trong miệng của bạn, nếu cảm thấy khó chịu cần phải báo ngay với bác sĩ bằng cách ra dấu.
– Khi trám răng xong, bạn cần nghỉ ngơi 2 tiếng để miếng trám có thời gian đông đặc, khô cứng. Nếu chất trám có đèn quang trùng hợp thì bạn có thể ăn uống bình thường.
– Nếu bác sĩ hẹn tái khám, bạn nên tuân thủ đúng hẹn, nhất là đối với răng có đặt thuốc diệt tủy.
– Sau khi trám răng, nếu có gì bất thường như đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong ra phải thông báo ngay với bác sĩ.
Những vật liệu trám răng:
Các loại vật liệu dùng để trám: Có 3 loại
Amalgam:
Ưu điểm: Rẻ, bền, chịu lực tốt.
Nhược điểm: Có màu xám bạc, dễ dẫn nhiệt và dẫn điện
Composite:
Ưu điểm: Có tính thẩm mỹ rất cao (do có nhiều màu phù hợp với nhiều loại răng có màu khác nhau)
Nhược điểm: Chi phí cao, đòi hỏi độ chính xác cao (nếu không sẽ dễ bong, dễ tái phát sâu răng), khả năng chịu mòn, chịu lực kém hơn nhiều so với Amalgam.
Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để trám răng cửa hoặc những lỗ trám nhỏ ở răng hàm.
Trám bằng kỹ thuật ART (hay còn gọi là kỹ thuật trám răng không sang chấn)
Với kỹ thuật này không cần phải khoan vào răng, mà chỉ cần làm sạch xoang sâu với dụng cụ cầm tay. Fuji IX ( GIC) là thuốc được chọn lựa để dùng trong kỹ thuật trám này và thường áp dụng trám răng cho trẻ em.
An Ha